" Xây vững niềm tin - Dựng uy tín vàng "

EnglishVietnamese

Dịch vụ

SƠN CHỐNG ĂN MÒN BỀ MẶT KIM LOẠI

Sơn chống ăn mòn kim loại là một dạng sơn mới ra mắt thị trường thời gian gần đây và có cấu tạo thành phần tương đối đặc biệt. Sản phẩm sơn này là sơn hai thành phần bao gồm:

  • Thành phần A: Đây là sơn hóa chất gốc, phần sơn này được điều chế từ các chất hữu cơ an toàn cho sức khỏe con người cũng như môi trường, động vật. Công năng chính của thành phần A ngoài tạo lớp phủ bề mặt thẩm mỹ cho công trình còn làm gián đoạn quá trình oxi hóa kim loại thông thường.
  • Thành phần B: Đây là chất đóng rắn, giúp sơn có thể tự định hình và kết rắn lại tạo lớp phủ bề mặt bám chắc trên vật liệu công trình. Hợp chất này đã được điều chế để tương thích nhất với bề mặt dòng vật liệu kim loại.
  • Như chúng ta đã biết, vật liệu xây dựng là kim loại hoặc các thành phẩm từ kim loại luôn được các nhà thầu cực kỳ ưa chuộng. Tuy vậy chúng lại khó mà chống chịu được với sự ăn mòn của không khí. Quá trình oxi hóa sẽ luôn diễn ra (có thể nhanh hay chậm tùy vào kết cấu kim loại và công trình) khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp, thiếu an toàn.

    Ngoài ra, môi trường đang dần trở nên ô nhiễm. Không khí trở nên độc hại không chỉ với sự hô hấp của con người mà tác động xấu đến cả bề mặt kim loại trong các công trình. Bề mặt toàn cầu nóng lên dẫn đến khí hậu diễn biến thất thường. Hai lý do trên đã khiến sự ăn mòn vật liệu xây dựng bằng kim loại diễn ra ngày càng nhanh. Thậm chí chúng được cho là đang diễn biến nhanh hơn 30% so với năm năm trước (theo số liệu của VnExpress).

    Các dòng sơn chống ăn mòn hiện nay đều được sử dụng nhằm bảo vệ bề mặt công trình là kim loại. Chúng sẽ không chỉ giúp duy trì mỹ quan cho công trình nói chung mà còn tăng độ bền cho sắt thép, cản trở quá trình chúng trở nên rỉ sét, giòn, xuống cấp do oxi hóa. Sở dĩ sơn chống ăn mòn kim loại có thể làm được điều này vì chúng có hóa chất cản trở sự rỉ hóa chất do khí hidro, hơi nước trong không khí và nước mưa.

    Dòng sơn chống ăn mòn có thể dùng cho vật liệu trong nhà và cả ngoài trời, chống chịu được cả các điều kiện thời tiết bất lợi nhất.

  • 2. Các ưu điểm nổi trội của sơn chống ăn mòn kim loại

    Có thể nói sơn chống ăn mòn kim loại đang dẫn đầu trong top các vật liệu bảo vệ công trình sắt thép. Vậy lý do nào khiến chúng được ưu ái như thế? NewTec xin phép được lý giải bằng một số ưu điểm nổi trội như sau:

    Khả năng chống ăn mòn cao dưới nhiều điều kiện môi trường khác nhau

    Dòng sơn chống ăn mòn chính là vật liệu chuyên dùng để bảo vệ công trình kim loại. Có thể nói đây là phương án chống rỉ cho vật liệu xây dựng tối ưu hàng đầu. Ngay trong thành phần của sơn đã có các hóa chất cản trở sự rỉ sét và oxi hóa kim loại nói chung. Chúng cũng được nhận định là có khả năng tạo lớp màng chắc chắn ngăn cách giữa các tác nhân gây oxi hóa với vật liệu gốc.

    Đặc biệt, sơn chống ăn mòn có thể hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tại môi trường trong nhà thì sơn sẽ ngăn vật liệu kim loại phải tiếp xúc với các tác nhân gây ăn mòn trong không khí. Sản phẩm đồng thời hạn chế sự oxi hóa được thúc đẩy khi vật liệu tiếp xúc với dung môi hóa học hay hóa chất sinh hoạt sử dụng trong các tòa nhà hiện nay.

  • Tại điều kiện ngoài trời, sơn ngăn tia UV từ ánh mặt trời cùng axit trong nước mưa tác động vào bề mặt vật liệu kim loại. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn do axit hoặc oxi tự nhiên.

    Khả năng bám dính và bảo vệ màu tốt

    Sơn chống ăn mòn kim loại cho khả năng bám dính tại bề mặt của mọi loại vật liệu liên quan đến kim loại đang được sử dụng thi công hiện nay. Đặc biệt, các vật liệu đặc biệt như kim loại đã mạ vẫn có thể sử dụng sơn chống ăn mòn mà không xảy ra hiện tượng sơn bị bong tróc sau thi công.

    Sơn chống ăn mòn cũng là một trong các dòng sơn cho khả năng lên màu rất tốt và bảo vệ màu ngay cả trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Công năng này sẽ giúp công trình của bạn đảm bảo tính thẩm mỹ không hề thua kém với các dòng sơn màu trang trí thông thường.

    Có khả năng chống thấm nước và chống mài mòn do va đập

    Một trong các nỗi lo đối với các nhà thầu hẳn là tình trạng công trình bị thấm nước, tường hoặc sàn nhà ngậm nước. Tuy nhiên dòng sơn chống ăn mòn kim loại có thể giúp bạn giải quyết phần nào tình trạng này khi sản phẩm ngăn cách bề mặt công trình với nước và dung môi tốt. Các liên kết phân tử của sơn chống ăn mòn sẽ khiến phân tử nước không chui lọt hoặc bị phá vỡ liên kết tự nhiên.

  • Ngoài ra, sơn chống ăn mòn cũng đồng thời giúp công trình giảm được sự mài mòn do ma sát tự nhiên.

    3. Lưu ý khi sử dụng dòng sơn chống ăn mòn kim loại

    Sơn chống ăn mòn sẽ phát huy tốt nhất công năng nếu bạn sử dụng đúng dòng sơn, đúng loại sơn cho dạng công trình tương ứng. Trước khi chọn thi công sơn cho công trình của mình bạn nên tham khảo tính chất công trình và lựa chọn sản phẩm có tính năng phù hợp.

    Ví dụ như đối với các công trình phải tiếp xúc với điều kiện môi trường có sự ăn mòn và axit cao, thường xuyên có dầu mỡ, ngập thì hãy chọn dạng sơn chống ăn mòn có gốc epoxy. Ngược lại, nếu công trình chỉ phải chịu môi trường mưa nắng tự nhiên thì có thể chọn các dòng sơn chống ăn mòn phủ dầu là đủ.

Xây dựng công nghiệp và dân dụng

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của chất lượng đời sống con người trong đó thiết yếu nhất vẫn là nhu cầu về ăn, ở và đi lại. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhu cầu đó đã kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng cao. Việc nhân lực ngành này còn “thiếu” và “yếu” khiến cho công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp được quan tâm và chú trọng phát triển.

Xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công cũng như quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp nhằm mục đích phục vụ đời sống con người. Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể kể đến như: nhà ở, trung tâm thương mai, bệnh viện, trường học, khách sạn – nhà hàng…

Sinh viên theo học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức về toán, vật lý và hóa học ứng dụng, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, cấp thoát nước công trình, vẽ mỹ thuật, máy xây dựng và tổ chức thi công

 

 

 

 

Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp

CÔNG TY KHÁNH NGUYÊN cung cấp dịch vụ lắp đặt MÁY MÓC -DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP theo đúng tiêu chuẩn, khuyến cáo và quy định của hãng sản xuất. Với đội ngũ kỹ thuật lành nghề trên 15 năm kinh nghiệp, đã tham gia lắp đặt nhiều dự án lớn, chúng tôi sẽ có mặt hỗ trợ theo yêu cầu và định kỳ bảo trì theo thỏa thuận, giúp Quý Khách Hàng an tâm trong quá trình sử dụng và duy trì độ bền tuổi thọ của máy móc, phòng ngừa hư hỏng có thể xảy ra.

QUY TRÌNH DỊCH VỤ THEO YÊU CẦU

– Bước 1: Khảo sát, tư vấn dịch vụ.

– Bước 2: Lập kế hoạch lấy hàng, lắp đặt và lịch bảo dưỡng định kỳ

– Bước 3: Tổ chức thực hiện thi công.

– Bước 4: Vận hành thử và hiệu chuẩn.

– Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao sử dụng

– Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao sử dụng

– Bước 6: Đúng hẹn, đội ngũ kỹ thuật sẽ quay trở lại bảo dưỡng tiêu chuẩn, theo đúng quy trình như trên

Lắp đặt hệ thống điện

Quy trình thi công, lắp đặt:

1./  Ống điện âm tường.

  • Định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường. Sau đó dùng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí đã định trước.
     
  • Lắp đặt ống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt nhằm đề phòng bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp trong tường.
     
  • Nghiệm thu đạt yêu cầu, xây dựng tiến hành tô tường.
     

2./  Ống điện âm sàn bê tông.

  • Dùng nước sơn làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị xây dựng thi công xong cốt pha sàn.
     
  • Đặt các hộp box theo vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp box lại, tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.
     
  • Nghiệm thu đường ống, box, đạt yêu cầu tiến hành đổ bê tông sàn.
     
  • Khi đỗ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết, …
     

3./.   Lắp đặt hệ thống máng cáp.

  • Định vị cao độ, vị trí lắp các giá đỡ máng cáp.
     
  • Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào các vị trí đã định vị, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.
  • Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì dùng co xuống và co lên, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xướt cáp điện trong máng cáp.
     
  • Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
     
  • Lắp máng và chỉnh sửa.
     

4./  Thông ống điện và kéo dây.

  • Xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilông luồn vào ống điện.
     
  • Sau khi trần được tô thì tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển cho các thiết bị.
     
  • Dây kéo được làm dấu từng tuyến, theo màu và pha.
     

5./  Kiểm tra dây và lắp thiết bị.

  • Test dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong quá trình kéo dây không, độ cách điện giữa các dây dẫn, độ rò rỉ dòng điện.
     
  • Dây được kiểm tra an toàn thì tiến hành lắp đặt thiết bị.
     
  • Sau khi lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì kiểm tra vận hành thử, dùng amper kẹp xác định dòng từng pha sau đó cân chỉnh dòng pha nhằm đảm bảo sự cân bằng pha trong hệ thống.
     
  • Tủ điện được gắn nhãn, sơ đồ chức năng từng thiết bị trong tủ.
     

6./   Tủ điện.

  • Vẽ sơ đồ và vị trí lắp đặt các MCB trong tủ và kích thước tủ điện.
     
  • Gia công vỏ tủ điện theo bảng vẽ đã duyệt của chủ đầu tư.
     
  • Lắp đặt các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.
     
  • Kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.
     
  • Lắp đặt tủ vào vị trí của nhà và kết nối các đầu cáp vào – ra tủ.
     
  • Kiểm tra thứ tự pha và độ an toàn điện.
     

7./   Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống.

Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, đảm bảo tính an toàn và mỹ thuật của hệ thống.

Vận hành hệ thống:

  • Đóng điện toàn hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.
     
  • Cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải (đóng điện cho tải cũng theo từng cấp).
     
  • Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).
     
  • Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
     
  • Nghiệm thu hệ thống, bàn giao.

Gia công chế tạo

Nghành công nghiệp cơ khí đang phát triển mạnh mẽ, ngày nay để áp ứng nhu cầu sản xuất nhiều phương pháp gia công mới hiện đại xuất hiện thay thế dần phương pháp gia công truyền thống. Các phương pháp gia công chế tạo cơ khí mới giúp doanh nghiệp tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp gia công chế tạo được dùng phổ biến qua bài viết dưới đây nhé.

Gia công chế tạo cơ khí là gì ?

Gia công cơ khí là thuật ngữ chỉ toàn bộ các thao tác dùng máy móc, công nghệ cũng như áp dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các thành phẩm có độ chính xác cao. Gia công chế tạo cơ khí trực tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất tiêu dùng. Các sản phẩm của chế tạo cơ khí rất  rộng từ các vật dụng hàng ngày đến các linh kiện, thiết bị, phụ tùng máy móc

Gia công cơ khí là quá trình dùng máy móc công nghệ cao để tạo ra sản phẩm. Các sản phẩm được sản xuất với công nghệ cao đảm bảo độ chính xác cao, sản phẩm được hoàn thiện về mọi mặt đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các phương pháp gia công cơ khí phổ biến nhất hiện nay ?

1. Phương pháp gia công không phôi

Phương pháp gia công không phôi  bao gồm các phương pháp như  đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán, ép. Phương pháp gia công này có đặc điểm chính là chủ mới tạo ra sản phẩm sơ bộ, còn thô bề mặt chưa có độ nhẵn cao. Cần qua vài quá trình gia công khác mới có thể hoàn thiện được sản phẩm.

2. Phương pháp gia công cắt gọt

Đây là phương pháp gia công đươc xem là bước vô cùng quan trọng cơ khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Quá trình gia công này dùng các phương pháp như tiện, phay, doa, khoan,…. Sản phẩm ở giai đoạn này được gia công chi tiết hơn đảm bảo đúng kích thước hình dáng. Quá trình gia công này yêu cầu khắc khe hơn đảm bảo độ chính xác cao để cho sản phẩm cuối cùng.

3. Phương pháp gia công điện hóa

Phương pháp điện hóa như như gia công điện hóa, mài điện hóa, mài xung điện hóa. Khoan bằng dòng chất điện phân, khoan bằng mao dẫn, gia công điện phân ống hình. Các phương pháp gia công này cải tiến nhiều so với các phương pháp gia công truyền thống , các vật liệu khó gia công bằng các phương pháp thông thường tỷ lệ lớn ápdụng phương pháp này. Phương pháp này được ứng dụng dụng nhiều vì theo nguyên lý điện ít bị ăn mòn và gia công được các chi tiết phức tạp hơn.

4. Phương pháp gia công bằng nhiệt điện

Là phương pháp như gia công bằng xung điện, cắt dây xung điện, mài xung điện, gia công bằng dòng điện tử, gia công bằng tia laze, gia công bằng quang Plasma. Ưu điểm của phương pháp này nói chung là không bị ảnh hưởng bởi các tính chất vật lý của vật liệu bị gia công do đó phương này thường áp dụng để gia công cho vật liệu cứng hoặc mềm.

Cơ chế phương pháp gia công này là lấy vật liệu là cơ chế nhiệt, gia công để loại bỏ phần bị ảnh hưởng vì nhiệt.

5. Phương pháp hóa.

Phương pháp này bao gồm quang hóa, phay hóa,…được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất với giá thành thấp vì vật liệu được bóc tách bằng phương pháp hóa học điều này giúp ít gây phá hủy bề mặt vật liêu, tránh gây hư hai nhiều nếu gia công sản phẩm bị lỗi.

6. Phương pháp cơ khí

Bao gồm các phương pháp như gia công bằng tia hạt mài, gia công bằng dòng chảy hạt mài. Gia công bằng tia nước, gia công bằng tia nước với hạt mài, gia công bằng siêu âm…

Phương pháp này được ứng dụng để gia công ác vật liệu có độ khó cao như các vật liệu gốm, thủy tinh, vật liệu composite, hay vật liệu hữu cơ,….

Đóng gói tất cả sản phẩm

Đóng gói sản phẩm là công đoạn không thể thiếu trong quá trình sản xuất nên một sản phẩm. Mức sống của con người ngày càng được nâng cao nên cũng đòi hỏi hình thức sản phẩm phải đẹp mắt. Không chỉ để tặng cho chính mình mà còn dành tặng cho người thân và bạn bè. Dịch vụ đóng gói sản phẩm sẽ diễn ra như thế nào? 

Lợi ích của dịch vụ đóng gói sản phẩm

Ngày nay với thời đại công nghệ vô cùng phát triển. Mọi người chỉ cần ở nhà cũng có thể mua được những sản phẩm như ý. Vì thế mà đóng gói sản phẩm trở thành một dịch vụ thiết yếu. Những lợi ích mang đến khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đóng gói sản phẩm:

  • Tối ưu nhân lực: Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần nhân viên đóng gói sản phẩm. Những ngày sale cực khủng trên các sàn thương mại điện tử chính là lúc các doanh nghiệp cần đến dịch vụ đóng gói sản phẩm thuê ngoài. Bạn sẽ tiết kiệm được một chi phí khá lớn cho tiền lương và công tác quản lý nhân viên part time hoặc full time.
  • Chất lượng đóng gói sản phẩm được đảm bảo và chuyên nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình đóng gói sản phẩm nhanh chóng để vận chuyển cho khách hàng.

Quy định chung về cách đóng gói sản phẩm

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải tuân theo quy định chung về việc đóng gói hàng hóa, sản phẩm:

  • Đóng gói sản phẩm kỹ càng, niêm yết cẩn thận ngay tại cơ sở sản xuất. Khi đóng gói đơn hàng cho khách cần có đủ thông tin người gửi, người nhận và phân loại mặt hàng.
  • Vật chứa có đủ độ bền, cứng, đảm bảo không để hàng hóa bị rơi rớt trong quá trình vận chuyển
  • Bao bì cần lựa chọn phù hợp với kích cỡ sản phẩm. Nếu như còn khoảng trống cần sử dụng giấy báo, xốp để chèn vào.
  • Với sản phẩm không thể tiếp xúc với nước cần gói trong bao ni lông cẩn thận tránh các trường hợp làm hàng hóa bị hư hại.

Phân loại bao bì đóng gói sản phẩm

Sản phẩm, hàng hóa khi đóng gói sẽ được phân loại theo các tiêu chí sau:

  • Công dụng: Bao bì trong hay bao bì bên ngoài
  • Số lần sử dụng: bao bì sử dụng được một lần hay có thể tái sử dụng
  • Đặc tính chịu nén: bao bì dạng này khá cứng, có khả năng chịu được lực
  • Vật liệu chế tạo: bao bì từ gỗ, tre nứa, nhựa, bao bì tổng hợp,…

Yêu cầu về bao bì đóng gói sản phẩm

Cách đóng gói bao bì sản phẩm hàng hóa còn liên quan đến khâu vận chuyển vì thế sẽ có những yêu cầu nhất định để quá trình vận chuyển trở nên nhanh chóng:

  • Dịch vụ đóng gói sản phẩm phải đáp ứng được các loại hình vận chuyển như bằng tàu biển, xe tải, container,…
  • Kích thước phù hợp cho quá trình vận chuyển hàng hóa
  • Chịu được tác động lực trong quá trình vận chuyển
  • Đảm bảo khi thời tiết có thay đổi cũng không ảnh hưởng đến sản phẩm bên trong
  • Dán các ký hiệu bên ngoài bao bì với các sản phẩm dễ vỡ

Phân loại hàng hóa, sản phẩm

Sản phẩm sẽ được phân loại thành các dạng như sau khi tiến hành quy trình đóng gói sản phẩm:

  • Sản phẩm điện tử, hàng có giá trị cao: Phải được bọc kỹ giấy chống va đập, mút mềm, tấm đệm xốp bọt. Mục đích không khiến sản phẩm bị hư hại.
  • Hàng dễ vỡ: Cần sử dụng túi bóng bọc khí bao xung quanh từng sản phẩm, tránh va đập vào nhau gây đổ vỡ
  • Sản phẩm mỹ phẩm: Bọc kỹ không để chất lỏng bị chảy ra ngoài
  • Tài liệu, văn phòng phẩm: Cần bảo mật thông tin tài liệu tuyệt đối
  • Thực phẩm khô: Sử dụng túi hút ẩm để tránh sản phẩm trong quá trình vận chuyển bị hư hại.
  • Đồ dùng gia dụng: Bọc thêm xốp hoặc túi bóng bọc khí giúp cho đồ dùng không bị hư hại.

 

SƠN CHỐNG ĂN MÒN

SƠN CHỐNG ĂN MÒN

Chống ăn mòn được xem là một trong những việc làm có ý nghĩa quan trọng trong tất cả các công trình. Nhiều giải pháp đã và đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay, trong số đó sơn chống ăn mòn được đánh giá là mang lại hiệu quả cao hơn so với những giải pháp khác.

Sơn chống ăn mòn có nhiệm vụ chính là hạn chế đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra  bởi hiện tượng ăn mòn. Bởi lẽ, bất cứ công trình dù được xây dựng với quy mô và chất liệu gì thì cũng không thể tránh khỏi các vấn đề về ăn mòn, xuống cấp hay rỉ sét sau một thời gian sử dụng.

Bên cạnh giải pháp từ sơn chống ăn mòn, để đảm bảo cho các công trình được bảo vệ một cách tối ưu nhất, chúng ta nên kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. Một công trình được trang bị và bảo vệ bằng những hệ thống có chất lượng cao không những mang lại lợi ích cho công trình như: duy trì độ bền, kéo dài tuổi thọ, mà còn có ý nghĩa cho việc đảm bảo tính mạng cho những người làm việc và hoạt động trong công trình.